Cách cài đặt biến tần Mitsubishi

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách cài đặt biến tần Mitsubishi, giải thích chi tiết các thông số biến tần.

1. Quy trình thay đổi thông số biến tần Mitsubishi

bàn phím biến tần mitsubishi

Cách cài đặt biến tần Mitsubishi

RUN Nút chạy biến tần khi ở chế độ PU

STOP/ RESET Nút dừng biến tần, reset lỗi

MODE Thay đổi chế độ cài đặt, nhấn PU /EXT đồng thời để thay đổi chế độ vận hành kết hợp.

SET Xác nhận thay đổi thông số, nếu nhấn trong lúc vận hành thì thay đổi thông số hiển thị: Tần số chạy – Dòng điện ngỏ ra – Điện áp ngỏ ra.

PU/ EXT Chuyển chế độ vận hành, chuyển chế độ PUEXT.

Biến tần Mitsubishi chỉ cho phép thay đổi thông số ở chế độ điều khiển bằng keypad PU. Để chuyển sang chế độ PU thì cài P.79 = 1. Quy trình thay đổi thông số biến tần như hình bên dưới:

cách cài đặt biến tần mitsubishi

Hướng dẫn cài đặt biến tần Mitsubishi

2. Thông số cài đặt biến tần Mitsubishi

>> Xem các bài viết về biến tần Mitsubishi cụ thể:

Cách cài thông số Mitsubishi Fr-D700

Cách cài thông số Mitsubishi Fr-E700

Cách cài thông số Mitsubishi Fr-A700

Cách cài thông số Mitsubishi Fr-E500

2.1 Cài đặt nhóm thông số cơ bản biến tần Mitsubishi

– Tần số lớn nhất, nhỏ nhất (P.1, P.2): Mặc định tần số ngỏ ra lớn nhất của biến tần Mitsubishi là 120 Hz. Trong khi tần số định mức của động cơ là 50 Hz, nếu chạy tốc độ cao hơn định mức sẽ ảnh hưởng đến các chi tiết cơ khí của động cơ.

– Cài đặt cấp tốc độ cho các chân RH, RM, RL (P.4, P.5, P.6): Các dòng biến tần Mitsubishi cung cấp 16 cấp tốc độ, trong đó có 3 cấp tốc độ đã cài mặc định.

+ Cấp tốc độ cao P.4 = 60 Hz khi bật chân RH.

+ Cấp tốc độ trung bình P.5 = 30 Hz khi bật chân RM.

+ Cấp tốc độ thấp P.6 = 10 Hz khi bật chân RL.

cài đặt chạy 3 cấp tốc độ

3 cấp tốc độ mặc định

 – Thời gian tăng tốc và giảm tốc (P.7, P.8)

Khi động cơ không đồng bộ ba pha khởi động hoặc dừng nhanh sẽ dẫn đến dòng điện dâng cao hơn gấp nhiều lần so với dòng điện định mức. Với động cơ lớn có thể dẫn đến sụt áp trên điện lưới, làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Biến tần cho phép cài đặt thời gian tăng tốc và giảm tốc để khắc phục nhược điểm trên. Tính năng ở biến tần hoạt động như một khởi động mềm.

+ Thời gian tăng tốc P.7: Thời gian biến tần khởi động từ 0 đến giá trị đặt

+ Thời gian giảm tốc P.8: Thời gian biến tần giảm tốc về tần số nhỏ nhất.

thời gian tăng tốc giảm tốc

Thời gian tăng tốc, giảm tốc

– Chức năng bảo vệ quá tải của relay nhiệt (P.9)

Hoạt động như một relay nhiệt, khi dòng điện vượt quá ngưỡng định mức trong thời gian ngắn thì biến tần ngắt để bảo vệ động cơ.

– Tần số cơ bản và điện áp (P.3, P.19)

Là tần số và điện áp định mức hoạt động của động cơ. Ví dụ tần số hoạt động định mức của động cơ là 50 Hz, nếu ta cài P.3 = 60 Hz. Thì khi biến tần đạt 50 Hz thì điện áp nhỏ hơn điện áp định mức. Điện áp nhỏ và moment không đủ có thể dẫn đến lỗi quá tải.

2.2 Nhóm thông số điều khiển khởi động dừng

– Thắng DC (P.10, P.11, P.12)

Biến tần có thể điều khiển thời gian giảm tốc biến tần, nhưng khi đến tần số nhỏ nhất biến tần sẽ ngắt ngỏ ra. Đối với động cơ có moment quán tính lớn như máy ly tâm thì động cơ sẽ tiếp tục quay.

Để khắc phục điều này biến tần thêm một điện áp thắng DC (P.12) vào cuộn dây động cơ sau khi biến tần đã giảm về tần số đặt trước (P.10) và ngắt ngỏ ra. Thời gian thắng (P.11) phải đủ dài đảm bảo động cơ đã dừng hẳn.

– Chế độ dừng P.250

Chế độ dừng theo thời gian giảm tốc P.250 = 8888

Chế độ dừng tự do P.250 = 1000 biến tần sẽ ngắt ngỏ ra ngay khi có lệnh dừng

– Tự động khởi động lại sau khi mất nguồn  P.162

Nếu biến tần bị mất nguồn, sau khi có nguồn cấp nếu lệnh chạy vẩn còn thì biến tần sẽ kích hoạt chạy lại. Hệ thống sẽ lưu giá trị tần số ngỏ ra và chiều quay trước đó.

2.3 Cài đặt chức năng các ngỏ vào, ra biến tần mitsubishi

– Chọn chức năng cho các chân ngỏ vào số (P.178 – P.182): STF, STR, RH, RM, RL. Các chức năng chính trong bảng bên dưới.

Giá trị

Tín hiệu

Chức năng

0

RL

Cấp tốc độ thấp (tốc độ 3)

1

RM

Cấp tốc độ trung bình (tốc độ 2)

2

RH

Cấp tốc độ cao (tốc độ 1)

3

RT

Lựa chọn thông số cài đặt thứ 2

4

AU

Chọn ngỏ vào Analog 4

5

Jog

Chạy chế độ nhấp thử

7

OH

Ngỏ vào relay nhiệt ngoài

8

REX

Kết hợp với các chân RH, RM, RL chạy 15 cấp tốc độ

24

MRS

Ngắt ngỏ ra biến tần

25

STOP

Sử dụng chức năng tự giữ nút nhấn

60

STF

Chạy thuận

61

STR

Chạy nghịch

62

RES

Reset biến tần

Bảng lựa chọn chức năng các chân ngỏ vào

– Chọn loại ngỏ vào tương tự (P.73, P.267)

+ Mặc định điện áp chân ngỏ vào Analog 2 là từ 0 -5V (P.73 = 1). Nếu thay đổi thông số P.73 = 0 thì điện áp ngỏ vào sẽ từ 0 – 10V.

+ Ngỏ vào analog 4 có thể lựa chọn là điện áp hoặc dòng điện. Mặc định của nhà sản xuất công tắc ở vị trí ngỏ vào điện áp 4 – 20mA (P.267 = 0).

Để cài chân Analog 4 nhận ngỏ vào điện áp ta chuyển công tắc về vị trí nhận điện áp. Cài P.267 = 1 để đọc điện áp vào từ 0 – 5V và P.267 = 2 để đọc điện áp từ  0 – 10V.

cài đặt biến tần mitsubishi loại ngỏ vào analog

Chọn loại ngỏ vào tương tự

2.4 Hiển thị thông số hoạt động

Theo dõi các thông số đã cài đặt và thông số khi biến tần hoạt động P.52. Mặc định thông số P.52 = 0 ta có thể dùng nút nhấn SET để chuyển đổi các thông số tần số, điện áp và dòng điện ngỏ ra.

Giá trị

Đơn vị

Thông số hiển thị

0

0,01 Hz

Tần số ngỏ ra

0,01 A

Dòng điện ngỏ ra

0,1 V

Điện áp ngỏ ra

5

0,01 Hz

Tần số cài đặt

8

0,1 V

Điện áp DC Bus

9

0,01 A

Giá trị lớn nhất của dòng điện ngỏ ra

14

0,01 kW

Công suất ngỏ ra

23

1h

Thời gian hoạt động của biến tần

Bảng các thông số hiển thị

Video tham khảo

Tài liệu tham khảo

Sổ tay hướng dẫn cài đặt biến tần Mitsubishi Fr-D700 (Manual)

 

Khí cụ điện, Biến tần - Tags: , , ,