RCD, RCCB, ELCB, RCBO, MCB là gì? Cấu tạo, ký hiệu CB chống giật
CB chống giật là gì? Cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng, nguyên lý hoạt động của CB chống giật; có nên dùng CB (Aptomat) chống giật cho gia đình? Điểm khác nhau ở các loại CB chống giật RCD, RCCB, RCBO, ELCB và MCB thường là gì?
1. CB (cầu dao) chống giật là gì
Cơ thể người rất nhạy cảm với dòng điện, nhỏ hơn 10mA các cơ bị co quắp. Dòng điện đến 30mA dẫn đến tình trạng co thắt, ngạt thở, chết người.
Khi thiết bị điện hư hỏng rò điện, người sử dụng tiếp xúc vào sẽ có dòng điện đi qua người xuống đất. Trong trường hợp này các thiết bị bảo vệ như cầu chì, CB thường không thể tác động ngắt nguồn điện. Do đó để tránh nguy hiểm các sự cố điện giật người ta sử dụng CB chống giật.
Như vậy, CB chống giật là loại CB (aptomat) chống dòng rò, dùng để phát hiện rò rỉ dòng điện. Tự động cắt mạch điện để bảo vệ thiết bị điện và con người khi xuất hiện dòng rò. Thời gian cắt của CB khi xảy ra sự cố phải nhỏ hơn 30mS.
CB chống giật là gì
Có các loại CB chống dòng rò thông dụng như RCD, RCCB, RCBO, ELCB, Cấu tạo chúng là gì, phân biệt ra chúng ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
1.1 RCD và RCCB là gì
RCD là tên viết tắt của Residual Current Device. RCCB là tên viết tắt của Residual Current Circuit Breaker (thiết bị chống dòng rò).
RCCB hoạt động dựa trên sự trên lệch dòng điện đi và dòng điện về qua nó. RCCB được sử dụng phổ biến trong dân dụng, được chế tạo với khả năng cắt mạch tốt nhất bảo vệ cho người sử dụng thiết bị điện.
RCD và RCCB là gì
1.2 ELCB là gì
ELCB là tên viết tắt của Earth leakage circuit breaker (thiết bị bảo vệ dòng rò)
ELCB là thế hệ trước của RCCB và RCD, nguyên lý hoạt động dựa trên sự chênh lệch điện áp. Phát hiện sự gia tăng điện áp giữa đồ kim loại lắp đặt và điện cực bên ngoài. Chúng đã không còn khả dụng, hiện đã được thay thế bằng các thiết bị cảm biến dòng điện (RCD / RCCB).
ELCB là gì
ELCB thường được sử dụng trong các tủ điện, cho thấy khả năng hiệu chỉnh cắt dòng rò điện trên ELCB.
Nhược điểm của ELCB là khi có sự cố đứt dây trong phần tải hoặc phần nối đất sẽ vô hiệu hóa hoạt động của ELCB
1.3 MCB là gì (CB thường)
Ở bài viết Aptomat là gì, chúng ta cũng đã tìm hiểu chi tiết về MCB. MCB (Miniature Circuit Breaker) là một loại aptomat dạng tép. Có chức năng bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho mạch điện. Thường được dùng trong mạch điều khiển, mạch gia dụng có dòng điện nhỏ hơn 100A và điện áp nhỏ hơn 1000V.
MCB là gì
MCB không có chứ năng bảo vệ chống dòng rò, trong khi đó RCD và RCCB lại không có chức năng bảo vệ quá tải. Do đó sự ra đời của một thiết bị dưới đây đã giải quyết vấn đề hạn chế của hai loại CB thế hệ trước.
1.4 RCBO là gì
RCBO là tên viết tắt của Residual Current Circuit Overcurrent (thiết bị chống dòng rò và bảo vệ mạch điện). RCBO là sự kết hợp giữa RCD và MCB nên có chức năng chống dòng rò, cũng như bảo vệ ngắn mạch và quá tải.
RCBO là gì
Video tham khảo phân biệt MCB, RCCB và RCBO
2. Thông số và ký hiệu của CB chống giật
– Thông số cơ bản
+ In: Dòng định mức làm việc của CB
+ Dòng rò: 10mA, 30mA khi đạt giá trị này CB sẽ ngắt mạch
+ Ue: điện áp hoạt động định mức
– Ký hiệu của CB chống dòng rò thường được vẽ trên mặt của CB
Ký hiệu của CB chống dòng rò trên mặt CB
3. Cấu tạo
Gồm 2 thành phần chính:
+ Mạch điện từ ở dạng hình xuyến, mà trên đó được quấn các cuộn dây có tiết diện lớn. Dòng từ nguồn cấp sẽ đi qua dây này đi đến các thiết bị tiêu thụ điện.
+ Rơ le mở mạch cung cấp, được điều khiển bởi cuộn dây đo lường, cũng được đặt trên hình xuyến này, nó tác động ngắt các cực.
Cấu tạo CB chống giật
4. Nguyên lý hoạt động
CB chống dòng rò hoạt động theo nguyên lý so sánh sự cân bằng giữa dòng điện vào và tổng dòng điện đi ra thiết bị điện tiêu thụ.
Nguyên lý của CB chống giật
+ Khi bật công tắc thì tiếp điểm chính đóng lại, cho phép dòng điện chạy qua. Bình thường dòng điện đi vào dây pha trở về dây trung tính. Dòng điện trên hai dây dẫn bằng nhau, ngược chiều và triệt tiêu lẫn nhau.
(Lưu ý: Đối với CB chống giật sử dụng với nguồn điện ba pha, cả ba dây pha và trung tính (nếu được lắp) phải đi qua CB)
+ Khi thiết bị điện bị rò điện, một phần dòng điện sẽ được rẽ nhánh xuống đất. Khi đó sẽ có sự chênh lệch giữa dòng điện đi và về. Vòng xuyến hoạt động như một biến áp vi sai, nên lúc này trên cuộn dây đo lường sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Khi đó mạch rơ le sẽ tác động mở tiếp điểm chính.
+ CB chống giật cho phép kiểm tra hoạt động của thiết bị, bằng cách cho một sợi dây thử nghiệm đi qua vòng xuyến. Khi nhấn nút Test thì cho một dòng điện nhỏ đi qua dây này. Điều này mô phỏng chính xác khi xảy ra sự cố rò rỉ, CB sẽ ngắt mạch. Nếu CB chống giật không hoạt động khi nhấn nút này, thì thiết bị cần được thay thế.
>>> Xem thêm
Contactor là gì? CHI TIẾT NHẤT
15 Mạch điện cơ bản dùng khởi động từ đơn
Tải giáo trình Khí Cụ điện – Đại học Công Nghiệp TPHCM
[button color=”orange” size=”medium” link=”http://bblink.com/GGlr8N” icon=”” target=”false”]Giáo trình Khí Cụ Điện hay[/button]
Mọi thắc mắc vui lòng bình luận bên dưới hoặc liên hệ Zalo qua số điện thoại 0975920874.
Aptomat (CB) là gì – Chi tiết về Aptomat
Cầu chì là gì? Cấu tạo, nguyên lý, tác dụng của cầu chì
Công tắt hẹn giờ cơ và điện tử (Timer 24H)
Relay (rơ le) thời gian là gì, cấu tạo, nguyên lý, sơ đồ đấu dây
Giá rơ le thời gian omron, ckc, hanyoung
Relay (rơ le) nhiệt là gì?
Giá rơ le nhiệt LS, Chint, Mitsubishi, Schneider, nên mua ở đâu?